Blog

Dữ liệu có cấu trúc & Dữ liệu phi cấu trúc: Làm sao để sử dụng hiệu quả cho trang web của bạn?

21 thg 2, 2022

Khi bạn bắt đầu tạo một trang web, điều đầu tiên bạn nghĩ đến thường không phải là dữ liệu có cấu trúc hay không cấu trúc...

94-du-lieu-co-cau-truc-du-lieu-phi-cau-truc-lam-sao-de-su-dung-hieu-qua-cho-trang-web-cua-ban

Bài viết này sẽ chia sẻ những điều bạn cần biết về dữ liệu có cấu trúc so với dữ liệu phi cấu trúc.

Sự khác biệt chính giữa dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu phi cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu phi cấu trúc không chỉ là một thuật ngữ trong SEO, mà nó là sự khác biệt ảnh hưởng đến mọi loại dữ liệu hiện có.

Ví dụ: trên điện thoại, danh bạ của bạn là một dạng dữ liệu có cấu trúc (tên và số được phân loại thành các trường cụ thể), nhưng ảnh (giả sử ảnh không có thẻ thời gian hoặc vị trí) được coi là dữ liệu phi cấu trúc.

  • Được xác định so với không xác định: Dữ liệu có cấu trúc phù hợp với các mô hình và định dạng được xác định trước, cho phép các ứng dụng khác hiểu nó tốt hơn. Dữ liệu phi cấu trúc không có mô hình được xác định trước. Trong SEO, mô hình chúng tôi sử dụng để diễn giải dữ liệu có cấu trúc là Schema.org, mô hình này cho phép tất cả các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về dữ liệu của một trang web.
  • Định tính so với định lượng: Dữ liệu phi cấu trúc có xu hướng định tính, như các tương tác trên mạng xã hội, cuộc phỏng vấn, hình ảnh, v.v. Còn Dữ liệu có cấu trúc mang tính định lượng cao hơn, sử dụng các con số và các trường xác định trước.
  • Sự khác biệt trong lưu trữ: Dữ liệu phi cấu trúc có thể rất phức tạp và yêu cầu nhiều dung lượng lưu trữ (một ví dụ là các hình ảnh trên trang web của bạn). Dữ liệu phi cấu trúc này thường được lưu trữ trong data lake, trong khi dữ liệu có cấu trúc, dễ lưu trữ hơn nhiều, được lưu trữ trong các data warehouse.
  • Dễ phân tích: Vì dữ liệu có cấu trúc phù hợp với các mô hình và định dạng được xác định trước, nên việc phân tích sẽ dễ dàng hơn nhiều. Trong SEO, dữ liệu có cấu trúc báo hiệu cho các công cụ tìm kiếm biết một phần thông tin cụ thể nói về điều gì để các công cụ này có thể dễ dàng hiểu được và cung cấp thông tin cho mọi người.

Dữ liệu có cấu trúc là gì?

Dữ liệu có cấu trúc là dữ liệu có dạng mô hình hoặc định dạng được xác định trước.

Ví dụ, vào thời điểm bạn thanh toán cho một thứ gì đó trực tuyến, bạn phải điền vào một biểu mẫu với tên, số liên lạc, địa chỉ và chi tiết thẻ tín dụng của bạn. Bạn cần nhập từng phần thông tin vào các trường đã được xác định rõ ràng và mỗi phần thông tin được lưu dưới dạng dữ liệu có cấu trúc.

Dữ liệu có cấu trúc này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm, phân tích và cuối cùng là lấy thông tin. Nếu bạn muốn biết có bao nhiêu khách hàng có mã vùng 630, bạn có thể nhanh chóng thực hiện được.

Nếu thông tin này được lưu trữ theo cách phi cấu trúc, chẳng hạn như ảnh chụp danh thiếp của một người, thì việc phân tích và nhóm dữ liệu sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho SEO vì Google và các công cụ tìm kiếm khác đang cố gắng phân tích và gom nhóm dữ liệu trên trang web của bạn.

Chúng ta đã biết tầm quan trọng của cấu trúc đối với SEO khi nói đến những khái niệm như điều hướng, tiêu đề, nội dung meta và văn bản thay thế (alt text), nhưng dữ liệu có cấu trúc ở dạng Schema.org giúp bạn hoàn thành những thứ này tốt hơn.

Nếu bạn không biết là mình có đang sử dụng dữ liệu có cấu trúc đúng cách hay không, một số công cụ hữu ích như Structured Data Testing của Google, plugin SNIP WordPress hoặc Yoast có thể giúp bạn.

Ưu và nhược điểm của dữ liệu có cấu trúc

Nếu bạn nhìn vào một trang kết quả của công cụ tìm kiếm hiện nay, nó sẽ trông rất khác so với cách đây 10 năm. Trước đây, những trang này chủ yếu là các liên kết và văn bản, nhưng ngày nay, nó tương tác tốt với người dùng hơn nhiều. Nó có thể lấy thông tin từ các trang web để cung cấp cho bạn các tính năng như đoạn văn bản chi tiết, câu hỏi thường gặp, biểu đồ, kết quả tìm kiếm theo địa phương, v.v.

Việc cấu trúc cho trang web của bạn theo các kết quả đa định dạng này có thể mang lại nhiều khả năng hiển thị hơn cho trang web.

Để hiển thị thông tin này, Google phải có khả năng hiểu dữ liệu của bạn, và nếu bạn so sánh dữ liệu có cấu trúc so với phi cấu trúc thì dữ liệu có cấu trúc sẽ đáp ứng tốt hơn rất nhiều. Đó là cách giao tiếp với các công cụ tìm kiếm khi mà các con bot không cần phải gán nghĩa cho mỗi từ riêng lẻ. Sau đó, công cụ tìm kiếm có thể sử dụng thông tin này trên các trang kết quả, giúp bạn hiển thị được nhiều hơn và thu hút khách truy cập vào trang web của bạn.

Về khuyết điểm thì hầu như không có khuyết điểm nào nổi bật đối với dữ liệu có cấu trúc. Một điều có thể khiến mọi người ngạc nhiên là thực tế là chúng ta đang nói về code, nhưng bạn không cần phải biết cách viết code để tạo một trang web hoàn hảo hiện nay. Bởi vì có nhiều ứng dụng và plugin có thể đảm nhận được công việc liên quan đến dữ liệu có cấu trúc cho bạn mà bạn không cần phải lo lắng về code hoặc HTML.

Khi nào nên sử dụng dữ liệu có cấu trúc

Có rất nhiều trường hợp có lợi thế khi sử dụng dữ liệu có cấu trúc trên trang của bạn.

Ví dụ: bạn có thể sử dụng dữ liệu có cấu trúc để làm nổi bật thông tin về một công ty hoặc cá nhân, cung cấp thông tin doanh nghiệp địa phương, bao gồm thông tin sản phẩm quan trọng và thêm hướng dẫn công thức. Sau đó, Google có thể sử dụng thông tin này trong kết quả của họ và giúp cho bạn thu hút mọi người vào web của mình bằng dữ liệu trả lời câu hỏi của người dùng.

Một số cách sử dụng phổ biến nhất của dữ liệu có cấu trúc bao gồm:

  • công thức món ăn
  • sự kiện
  • video
  • bài viết
  • breadcrumbs
  • sản phẩm và phiếu mua hàng
  • doanh nghiệp địa phương
  • con người
  • tổ chức

Dữ liệu phi cấu trúc là gì?

Dữ liệu phi cấu trúc là dữ liệu không xác định và không có định dạng được định trước.

Dữ liệu này chiếm phần lớn trong dữ liệu trên thế giới, và câu hỏi lớn đặt ra là bạn sẽ làm được gì với dữ liệu này? Các doanh nghiệp hiện đại lưu trữ rất nhiều dữ liệu, nhưng nếu dữ liệu phi cấu trúc khó phân tích thì chúng có ích ra sao cho chúng ta?

Ngày nay chúng ta dần dần đã cải tiến hơn trong việc phân tích dữ liệu phi cấu trúc như âm thanh, hình ảnh và văn bản không được sắp xếp theo một cách cụ thể, nhưng nó vẫn còn rất nhiều thách thức. Để có được thông tin chi tiết từ dữ liệu này, chúng ta cần công nghệ tiên tiến như máy học và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Để dễ hiểu, bạn có thể lấy vì dụ về cách mà xe ô tô không người lái học cách điều hướng trên đường. Người ta trải qua hàng nghìn giờ quay cảnh lái xe bằng cách sử dụng công nghệ máy học để tìm ra các mối nguy hiểm. Những việc này thực sự rất phức tạp.

Google và các công cụ tìm kiếm khác đã nghiên cứu việc phân tích dữ liệu phi cấu trúc trong một thời gian dài, gửi các con bot để thu thập dữ liệu trang web của bạn và "vẽ nên bức tranh" về nội dung của nó. Dữ liệu phi cấu trúc đã dần trở nên tốt hơn nhiều, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thách thức.

Ưu và nhược điểm của dữ liệu phi cấu trúc

Chúng ta đã nhiều lần sử dụng dữ liệu phi cấu trúc vì không có nhu cầu thực sự để phân tích dữ liệu đó. Khi bạn gửi email, chụp ảnh hoặc tạo ghi chú thoại, thì rõ ràng điều đầu tiên bạn nghĩ đến không phải là cấu trúc.

Tuy nhiên, khi nói đến SEO, bạn luôn phải quan tâm đến cấu trúc, bởi vì nếu không có thì Google sẽ rất khó hiểu trang của bạn nói về điều gì.

Bạn có thường xuyên bắt gặp một trang hoàn toàn không có cấu trúc gì cả, chẳng hạn như một trang chỉ là một khối văn bản lớn với một số hình ảnh được đưa vào không? Bạn có thể hiếm khi gặp các trang như vậy được bởi vì những trang này rất khó lập chỉ mục (cũng như cung cấp trải nghiệm người dùng kém).

Đây là lý do tại sao khi chúng ta không sử dụng dữ liệu có cấu trúc ở dạng Schema.org, thì chúng ta vẫn sẽ sử dụng dữ liệu bán cấu trúc ở dạng nội dung meta, H1, H2 (đây là cách tiêu đề tác động đến SEO của bạn), văn bản thay thế, v.v. .

Dữ liệu phi cấu trúc rất tiện lợi vì chúng ta không có đủ thời gian và đôi lúc không cần cấu trúc từng phần dữ liệu. Tuy nhiên, trong SEO, chúng ta cần một số cấp độ cấu trúc, ít nhất là có trên một cấp độ trang.

Khi nào nên sử dụng dữ liệu phi cấu trúc

Không phải mọi thứ bạn đưa lên trang web của mình đều là dữ liệu có cấu trúc. Bạn không thể đánh dấu từng đoạn và gán ý nghĩa cho nó; đôi khi một đoạn văn chỉ là một đoạn văn, và điều đó hoàn toàn không sao cả.

Các công cụ tìm kiếm có khả năng hiểu nội dung văn bản của bạn. Nó có thể không học được nhiều như thông qua dữ liệu có cấu trúc, nhưng khả nang9 này vẫn giúp nó gán giá trị và hiểu nội dung của các trang của bạn.

Cán cân của dữ liệu có cấu trúc so với dữ liệu phi cấu trúc trên trang web của bạn sẽ dần nghiêng về phía không có cấu trúc, chỉ vì mọi thứ bạn viết không cần phải phù hợp với một mô hình đã xác định nào đó. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc để làm nổi bật những phần quan trọng nhất trên trang của bạn và đừng nên lo lắng quá về việc đánh dấu từng chi tiết nhỏ.

Các phương pháp hay nhất để chuẩn bị dữ liệu có cấu trúc, không cấu trúc và bán cấu trúc cho trang web của bạn trong tương lai

Nếu chúng ta nhìn vào sự phát triển của các trang kết quả tìm kiếm, thì sẽ thấy được dữ liệu có cấu trúc đóng một vai trò lớn hơn nhiều so với trước đây.

Dữ liệu có cấu trúc có thể không phải là một yếu tố tham gia vào việc xếp hạng trang web, nhưng nó cho phép Google sử dụng dữ liệu của bạn để lấp đầy các tính năng giàu thông tin của họ. Các tính năng giàu thông tin này xuất hiện trên hầu hết mọi trang kết quả, vì vậy chúng là thứ sẽ có tác động lớn đến khả năng hiển thị trang web của bạn.

Bản chất của dữ liệu có cấu trúc là sở hữu các cấu trúc và định dạng rõ ràng, có nghĩa là các mẹo sử dụng nó sẽ không thay đổi đáng kể theo thời gian. Tất cả các công cụ tìm kiếm đều hoạt động với Schema.org và đó là một “tổ chức” rất dễ tiếp cận.

Nếu các thay đổi có xảy ra, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu trên trang web Schema.org và điều chỉnh cách tiếp cận của mình cho phù hợp, và tất nhiên, các ứng dụng mà bạn sử dụng để hỗ trợ xử lý dữ liệu có cấu trúc sẽ liên tục được cập nhật.

Tương tự như vậy, dữ liệu bán cấu trúc và phi cấu trúc luôn đóng một vai trò quan trọng. Bạn không thể cấu trúc từng từ một trên trang web của mình, vì vậy, những dữ liệu này giúp tuân thủ các phương pháp tốt nhất về SEO đã có và tập trung vào những gì mang lại cho khách truy cập trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.

Cách triển khai dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc có thể giúp bạn tổ chức thông tin trên trang web của mình và giao tiếp hiệu quả hơn với các công cụ tìm kiếm, nhưng bạn sẽ triển khai nó như thế nào?

  1. Mở Structured Data Markup Helper của Google. Đây là một công cụ miễn phí sẽ giúp bạn tạo code cho dữ liệu có cấu trúc của mình.
  2. Chọn loại dữ liệu bạn muốn sử dụng và thêm URL cho trang. Nó sẽ tự động thu thập mọi định dạng hiện có.
  3. Đánh dấu các phần tử trang và gán thẻ. Từ trang này, bạn có thể đánh dấu các phần tử như hình ảnh, câu, đoạn văn và gán thẻ cho chúng.
  4. Tạo HTML. Công cụ này sẽ tạo một đoạn code để bạn thêm vào tiêu đề trang của mình.
  5. Sao chép HTML và thêm nó vào trang của bạn. Bạn có thể thêm HTML vào mã nguồn hoặc CMS của mình.
  6. Kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của bạn bằng Schema Markup Validator của Schema.Org. Bạn có thể nhập URL của mình hoặc code HTML để kiểm tra xem dữ liệu có cấu trúc có hiển thị đúng hay không.

Quá trình này giúp việc thêm cấu trúc vào dữ liệu của bạn trở nên đơn giản và giúp Google hiểu các chi tiết quan trọng về các trang web.

Các câu hỏi thường gặp về dữ liệu có cấu trúc

Một số công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc là gì?

Công cụ đơn giản nhất là Schema Markup Validator của Schema.org, giúp bạn phân tích nhanh chóng, dễ dàng về cách mà trang của bạn sử dụng dữ liệu có cấu trúc. Các tùy chọn khác bao gồm Ứng dụng Schema, Yoast, RankRanger hoặc một plugin Chrome.

Ví dụ về dữ liệu có cấu trúc?

Một ví dụ điển hình về dữ liệu có cấu trúc là schema markup theo công thức. Nó cho phép bạn thêm các thành phần và các bước trong công thức so với các thông tin khác và có khả năng được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Công dụng của dữ liệu có cấu trúc là gì?

Dữ liệu có cấu trúc giúp dữ liệu của bạn dễ phân tích hơn. Trong SEO, điều này có nghĩa là các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn về nội dung trang của bạn và sử dụng thông tin quan trọng trong các trang kết quả tìm kiếm.

Dữ liệu có cấu trúc có tốt cho SEO không?

Dữ liệu có cấu trúc giúp Google hiểu trang của bạn nói về nội dung gì, điều này giúp ích cho SEO. Đây có thể không phải là một yếu tố xếp hạng, nhưng nó giúp Google hiển thị dữ liệu của bạn trong kết quả nhiều định dạng.

Kết luận: Dữ liệu có cấu trúc

Cách bạn cấu trúc thông tin rất quan trọng trong SEO. Bạn muốn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được những gì bạn đang đề cập một cách dễ dàng nhất có thể và dữ liệu có cấu trúc có thể giúp bạn thực hiện điều này.

Định dạng mà chúng tôi sử dụng để cấu trúc dữ liệu trong SEO được gọi là schema và nhiều công cụ có thể giúp bạn sử dụng “ngôn ngữ” này một cách hiệu quả. Nếu bạn sử dụng chúng, thì trang web của bạn sẽ có thể hiển thị trong các kết quả giàu thông tin, thu hút sự chú ý của người tìm kiếm và làm cho lượng khách truy cập vào trang web của bạn ngày càng nhiều hơn.

Dữ liệu có cấu trúc có thể là một chi tiết nhỏ, nhưng nó có thể tạo nên sự khác biệt to lớn góp phần vào sự thành công cho trang web của bạn.

Bạn có đang sử dụng dữ liệu có cấu trúc trên trang web của mình không?


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

tong-hop-link-download-sach-giao-khoa-tu-lop-1-toi-lop-12-126
10 thg 1, 2024

Tổng Hợp Link Download Sách Giáo Khoa từ Lớp 1 tới Lớp 12

Download file PDF Sách Giáo Khoa Cánh Diều, Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống, Chân Trời Sáng Tạo

tang-luot-like-luot-tuong-tac-125
26 thg 12, 2023

Tăng lượt like lượt tương tác

Sử dụng hình ảnh và đồ họa để tạo ra trang cá nhân hoặc trang doanh nghiệp đồ visually appealing.

220-cach-thuc-san-voucher-thanh-cong-tren-shopee-thoa-suc-dam-me-shopping
28 thg 9, 2023

CÁCH THỨC SĂN VOUCHER THÀNH CÔNG TRÊN SHOPEE THỎA SỨC ĐAM MÊ SHOPPING

Kho voucher/Mã giảm giá là gì? Kho Voucher trên Ứng dụng Shopee là nơi lưu trữ các Voucher/Mã giảm giá bạn được nhận, đã mua trên Shopee...

217-ban-da-hieu-ro-thu-phap-thi-giac-va-len-day-cot-de-tro-thanh-mot-nhiep-anh-chuyen-nghiep-roi-chu
11 thg 8, 2023

Bạn đã hiểu rõ thủ pháp thị giác và lên dây cót để trở thành một nhiếp ảnh chuyên nghiệp rồi chứ?

Thủ pháp thị giác trong nhiếp ảnh là một phần quan trọng trong việc tạo ra những bức ảnh độc đáo và ấn tượng. Thị giác là...

cach-tu-tang-luot-like-cho-bai-dang-tren-facebook-121
10 thg 8, 2023

Cách tự tăng lượt like cho bài đăng trên Facebook

Khi bạn đang sở hữu cho mình fanpage riêng hoặc quản trị kênh cho khách hàng, cho công ty nhưng khi đăng tải bài viết để quảng cáo...